Trang chủ

Tôn lợp mái

Thép

Vật liệu

Xi măng

Nhà thầu

Phong thủy

Tư vấn

Bao bì

Kinh doanh

Thú cưng

Liên hệ

Tin Mới
Tuesday, 19/03/2024 |

Clinker

5.0/5 (1 votes)
- 23

Clinker là thành phần nguyên liệu chính cực kỳ quan trọng không thể thiếu trong việc sản xuất nên xi măng – chất kết dính cho công trình xây dựng hiện nay.

Clinker là gì?

Vậy clinker là gì? Thành phần hợp chất clinker gồm những gì? Quy trình sản xuất Clinker như thế nào? Mời bạn tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Clinker là gì?

Clinker là một thuật ngữ sử dụng trong ngành xây dựng. Clinker là một sản phẩm được tạo ra từ quá trình nung kết ở nhiệt độ 1450 độ C của đá vôi (CaO), đất sét (Al2O3), vỏ sò và một số phụ gia khác như quặng sắt (Fe2O3), cát (SiO2), boxit…).


Tỉ lệ các nguyên liệu trên sẽ ảnh hưởng và quyết định đến tính chất của Clinker. Từ đó nó cũng quyết định tính chất đặc trưng của từng loại xi măng.

1.1 Thành phần của clinker là chất gì?

Khi nung đến 1450 độ C thì các hợp chất phối liệu sẽ phản ứng với nhau tạo thành 4 chất khoáng C3S (3CaO. SiO2); C2S(2Cao.SiO2); C3A (3CaO.Al2O3); C4AF (4CaO. Al2O3. Fe2O3). Do đó, thành phần hóa học chính của clinker chủ yếu là: C3S, C2S, C3A, C4AF.

1.2 Khối lượng riêng của clinker là bao nhiêu?

Khối lượng riêng của clinker là khối lượng riêng của 4 hợp chất khoáng C3S, C2S, C3A, C4AF được tạo ra sau khi nung đến 1450 độ C. Trong đó:

  • Khối lượng riêng của C2S, C3S là: 2,97 g/cm3 - 3,28 g/cm3
  • Khối lượng riêng của C3A là: 3,04 g/cm3
  • Khối lượng riêng của C4AF là: 3,77 g/cm3

1.3 Ứng dụng của clinker

Như đã chia sẻ bên trên, Clinker là thành phần chính để sản xuất xi măng. Chính vì thế, ứng dụng chính của clinker là sử dụng để sản xuất nên thành phẩm xi măng đóng gói phục vụ cho ngành xây dựng.

Bên cạnh đó, clinker còn được sử dụng để làm nguyên liệu tạo ra các hỗn hợp bê tông trộn sẵn để phục vụ cho các công trình. Những hỗn hợp này thường được vận chuyển bằng xe bồn lớn, và trực tiếp thi công công trình khi vừa trộn xong. 

Các hỗn hợp bê tông tạo sẵn thường giúp tiết kiệm thời gian thi công cũng như nâng cao chất lượng công trình, mang lại hiệu quả xây dựng một cách tối đa.

2. Quy trình sản xuất clinker

Thành phần nguyên liệu chính để sản xuất clinker gồm đá vôi (CaO), đất sét (Al2O3), vỏ sò và một số phụ gia khác như quặng sắt (Fe2O3), cát (SiO2), boxit…). Hãy cùng, Vật liệu xây dựng tìm hiểu về quy trình sản xuất clinker gồm 3 giai đoạn:

2.1 Nung trong lò với nhiệt độ 1450 độ C

Cho hỗn hợp đá vôi cùng với đất sét cùng 1 số phụ gia khác (quặng sắt, cát, boxit…) vào lò nung và nung ở nhiệt độ lò lên đến 1450 độ C.

2.2 Làm lạnh và nghiền

Sau đó tiến hành làm lạnh và nghiền hỗn hợp vừa được nung ở nhiệt độ 1450 độ C bên trên để tạo thành Clinker.

2.3 Trộn với các phụ gia khác

Trộn hỗn hợp ở bước 2.2 với các phụ gia khác để tạo thành sản phẩm – Xi măng trong xây dựng. Clinker sẽ tạo thành viên có hình tròn màu nâu với kích thước không quá lớn, cũng không quá nhỏ.

3. Các nhà máy sản xuất clinker tại Việt Nam

Vật liệu xây dựng xin chia sẻ đến bạn những nhà máy sản xuất clinker uy tín và lớn nhất tại Việt Nam hiện nay:


3.1 Công ty Cổ phần Xi măng Cẩm Phả

Nhà máy Xi măng Cẩm Phả do Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đầu tư. Đây là Nhà máy hiện đại và bậc nhất Việt Nam hiện nay, dây chuyền sản xuất được điều khiển tự động hóa cao từ công đoạn nhập nguyên liệu cho tới công đoạn xuất sản phẩm. 

Ngoài các sản phẩm xi măng chiến lược, Công ty Cổ phần xi măng Cẩm Phả còn sản xuất clinker thành phẩm để xuất khẩu. Xi măng Cẩm Phả là đơn vị tiên phong trong việc xuất khẩu Clinker ra thị trường nước ngoài cùng với những công ty khác.

>> Các bạn xem thêm giá xi măng cẩm phả

3.2 Nhà máy Xi măng Quang Sơn

Nhà máy Xi măng Quang Sơn là đơn vị sản xuất hơn 4.000 tấn clinker/ngày đáp ứng nhu cầu sử dụng cực lớn trong ngành xây dựng hiện nay.

Quang Sơn luôn không ngừng đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại và hệ thống máy móc tự động hoá mức độ cao, để tạo nên sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, giảm thiểu mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, năng lượng...

3.3 Nhà máy xi măng Công Thanh

Với sản phẩm chủ yếu là sản xuất xi măng và clinker, xi măng Công Thanh ngày tối ưu sản phẩm có chất lượng cao và nâng cao hệ thống máy móc để đáp ứng nhu cầu sử dụng ổn định của thị trường trong và ngoài nước.

3.4 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch

Hoàng Thạch chuyên sản xuất và cung ứng xi măng, sản xuất và cung ứng Clinker, sản xuất, kinh doanh sản phẩm chịu lửa các loại, sản xuất và tiêu thụ vỏ bao xi măng, xây dựng và lắp đặt các loại lò công nghiệp và dân dụng.

Hoàng Thạch luôn mang đến những sản phẩm với chất lượng vượt trội, mang đến sự an tâm cho khách hàng. Do đó, nếu bạn có nhu cầu sử dụng clinker hoặc xin măng thì không thể bỏ qua thương hiệu này.

4. Thuế xuất khẩu clinker bao nhiêu?

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu gần 33 triệu tấn xi măng và clinker, trong đó xuất khẩu clinker đạt 24 triệu tấn (chiếm tỷ trọng 73%).

Mã hs code của mặt hàng clinker là nhóm 25.23, mã số 2523.10.10 và 2523.10.90. Theo đó, thuế suất xuất khẩu tương ứng là 5%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng đề xuất Chính phủ tăng mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker từ mức hiện tại 5% lên 10%

Còn riêng đối với mặt hàng xi măng, do không có trong biểu khung thuế nên không chịu thuế xuất khẩu.

Vậy thuế xuất khẩu clinker hiện nay là 5%.

>> Các bạn xem thêm quy trình sản xuất xi măng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN