Trang chủ

Tôn lợp mái

Thép

Vật liệu

Xi măng

Nhà thầu

Phong thủy

Tư vấn

Bao bì

Kinh doanh

Thú cưng

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 13/09/2024 |
Mã màu

Phòng thủy nhà ở là yếu tố quan trọng giúp gia chủ được nhiều may mắn

5.0/5 (1 votes)

Cách xem phong thủy nhà ở, nếu bạn muốn xem nhà mình có hợp phong thủy hay không? Các chuyên gia phong thủy sẽ giúp bạn vấn đề liên quan này . Hãy xem bài viết này nhé.

Loại sóng

Chuyên gia phong thủy nhà ở sẽ giúp bạn những vấn đề liên quan tới vấn đề này thế nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần tới ý kiến của họ. 

Nếu bạn muốn xem nhà mình có hợp phong thủy không bạn cũng có thể sở hữu một ngôi nhà vừa hợp phong thủy, đẹp mắt và có nhiều may mắn an lành bằng cách tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. 


Phong thủy nhà ở

Cách xem phong thủy nhà ở, nếu bạn muốn xem nhà mình có hợp phong thủy hay không? Các chuyên gia phong thủy sẽ giúp bạn vấn đề liên quan này . Hãy xem bài viết này nhé.

1. Cách xem phong thủy nhà ở như thế nào?

Ông cha ta có câu ”Lấy vợ hiền hòa, xây nhà hướng Nam” là bởi có thể tránh ánh nắng của mùa hè lại cũng không bị gió mùa đông thổi tới.

Cách xem hướng nhà phù hợp

1.1  Tại sao cần xác định hướng nhà? 

Ngoài ra việc xem phong thủy hướng nhà còn phải căn cứ vào tuổi của gia chủ và vợ chồng. Hướng nhà là vị trí đón khí tốt, hấp thụ tinh hoa đất trời, may mắn tài lộc nên không thể xem nhẹ. 


Xác định hướng nhà liên quan tới tài vận của gia đình bạn

Các hướng nhà theo vùng miền của Việt Nam đó là: 

  • Miền Bắc: Trông về các hướng Nam và Đông Nam. 
  • Miền Trung: Các hướng Đông, Đông Nam và Nam. 
  • Miền Nam: Các hướng Nam, Đông Nam và Đông. 
  • Vùng ven biển phía Tây: Các hướng Nam và Tây Nam. 

Khi xác định hướng nhà cũng cần phải biết rằng nếu như nhà ở rừng thì cần xác định hướng nhà căn cứ vào thế núi. Nếu xây nhà ở miền Nam hay Nam Trung bộ thì có thể thêm hướng Bắc căn cứ vào thế đất. 

Nhiều chuyên gia khẳng định rằng muốn xác định hướng nhà cần đảm bảo mát mẻ và thông thoáng, không lạnh quá cũng không nóng quá. 

Xem hướng nhà rất quan trọng

Nếu xét theo địa hình, gió Đông Nam, gió Đông Bắc và bức xạ mặt trời, hướng nhà thích hợp cho mọi công trình của nước ta là Nam hay Đông Nam. Căn cứ vào địa hình cụ thể có thể thêm hướng Đông. 

Thế nhưng các hướng nhà này cũng chỉ mang tính chất tham khảo và cần căn cứ vào thế đất của nhà bạn mới xác định chính xác được. 

1.2  Cách xác định hướng nhà theo phong thủy 

Khi xác định hướng nhà cần phải biết được hướng nước chảy của ngôi nhà. Hướng nước chảy bao gồm cả nước ngầm và trước mặt. Nếu gia đình có hướng nước chảy từ trái sang phải là rất tốt. 

Nên đặt hướng nhà trông về nơi đất thấp, đón gió

Phong thủy cho rằng điểm nước chảy đến là Thủy đầu, điểm nước chảy đi là Thủy khẩu. Hai đường tiếp tuyến của Thủy đầu và Thủy khẩu chính là điểm tốt nhất để đặt tâm nhà. 

Nó thường được gọi là Tâm đất. Hay nói cách khác bạn nên đặt hướng nhà trông về nơi đất thấp và đón được gió chủ yếu. 

Thực tế cho thấy rằng có nhiều mảnh đất đã có sẵn vị thế và chúng ta không xoay chuyển được hướng nhà. Nếu rơi vào trường hợp đó bạn có thể xác định hướng nhà căn cứ vào các yếu tố dưới đây: 

  • Lấy sông hồ làm hướng nhà: Nhà trông ra sông hồ. 
  • Lấy Minh đường làm hướng nhà: Nhà trông ra Minh đường. 
  • Lấy phố chính làm hướng nhà: Nhà trông ra phố chính. 
  • Lấy cửa chính của nhà làm hướng nhà: Khi nhà có nhiều cửa thì lấy phương trông của cửa chính làm hướng nhà. 
  • Lấy núi để toạ lưng nhà. 
  • Lấy hướng gió mát đối hướng nhà. 

2. Cách xem phong thủy xây cổng nhà

Cách xem phong thủy xây cổng nhà như thế nào? Cổng nhà là mốc phân chia không gian trong nhà và ngoài nhà. Cổng đẹp mới có thể mang tới may mắn cho gia chủ. Khi chọn hướng cổng cần tuân theo những nguyên tắc nhất định mới có thể hạn chế luồng khí xấu và mang tới tài lộc.

Phong thủy cổng nhà cũng liên quan tới tài vận, may mắn

2.1 Hướng cổng theo ngũ hành 

Căn cứ vào ngũ hành bạn có thể chọn hướng để đặt cổng nhà đó là: 

2.1.1  Gia chủ mệnh Kim 

Không đặt cổng nhà hướng Nam

Nên chọn hướng cổng hướng Bắc và Tây Nam, hai hướng này thuộc hành Thổ sinh Kim. Không đặt cổng nhà hướng Nam bởi nó thuộc hành Hỏa khắc với Kim. 

2.1.2  Gia chủ mệnh Mộc 

Nên sơn cổng màu xanh lá

Gia chủ nên chọn hướng cổng là hướng Bắc vì tương sinh với Mộc, tránh mở cổng về hướng Tây và Tây Bắc. 

2.1.3  Gia chủ mệnh Thủy 

Cổng nên sơn màu xanh biển

Bạn nên mở cổng nhà hướng Tây và Tây Bắc bởi nó thuộc hành Kim. Theo ngũ hành Kim tương sinh với Thủy chủ nhà nên tránh hướng cổng về Tây Nam hay Đông Bắc bởi chúng thuộc hành Thổ sẽ khắc Thủy. 

2.1.4  Gia chủ mệnh Hỏa 

Bạn nên đặt cổng theo hướng Đông hay Đông Nam bởi đây là hai hướng Mộc sinh Hỏa. Tuy nhiên tránh mở cửa hướng Bắc vì thuộc hành Thủy không tốt cho gia chủ. 

2.1.5  Gia chủ mệnh Thổ 

Nên sơn cổng màu nâu hay vàng

Gia chủ nên đặt cổng hướng Nam, hướng này thuộc hành Hỏa tương sinh với Thổ mang tới điều tốt cho gia chủ. Tránh mở cửa hướng Đông và Đông Nam vì hai hướng này thuộc hành Mộc không hợp mệnh gia chủ. 

2.2 Chọn hướng cổng theo phong thủy bát trạch 

Bát trạch còn gọi là bát quái nghĩa là chỉ 8 phương vị của một ngôi nhà.  Phong thủy bát trạch nghiên cứu về mối quan hệ của nhân khí với không gian nhà ở. Mỗi người có hướng nhà phù hợp với mình có thể tạo nên các dòng khí có tác động tốt- xấu. 

Các hướng tốt và xấu

Theo bát trạch mở cổng để đón dòng nước như đón tài vận tới. Bởi vậy khi mở cổng nên quan sát xung quanh xem có dòng nước như: kênh rạch, sông, mương,… Nếu thuận hướng có thể dựng cổng ở hướng này. 

Người xưa cho rằng có 4 linh vật tượng trưng cho 4 hướng đó là: 

  •  Hướng Nam là Chu Tước 
  •  Hướng Bắc là Huyền Vũ 
  •  Hướng Đông là Thanh Long 
  •  Hướng Tây  là Bạch Hổ 

Khi xác định hướng làm cổng nhà thì theo quy luật: trước là Chu Tước, sau Huyền Vũ, phải Bạch Hổ, trái Thanh Long. Do đó khi đặt cổng nhà  gia chủ có thể chọn 1 trong 4 hướng chính đó. 

2.3 Màu sắc, hình dáng, chất liệu cổng theo phong thủy 

Mỗi gia chủ có cách chọn màu cổng theo bản mệnh. Cụ thể: 

  • Gia chủ mệnh Kim chọn cổng màu ghi trắng hay màu bạc. Nên chọn cổng cong tròn kim loại kết hợp tường rào xây bằng gạch đá. 
  • Gia chủ mệnh mộng chọn cổng màu xanh lá hay cổng bằng sắt, gỗ. Có thể dùng họa tiết hoa lá với các thanh song song. 
  • Gia chủ mệnh Thủy có thể chọn cổng màu đen hay xanh biển. Cổng nhà có thể làm bằng kim loại, gỗ với hoa văn mềm mại. 
  • Gia chủ mệnh Hỏa nên chọn cổng màu nâu, màu đỏ, nên thiết kế cổng có hoa văn và bên trên có mái ngói nhọn 
  • Gia chủ mệnh Thổ cần chọn cổng hình vuông, sơn vàng hay nâu. 

2.4 Kích thước cổng theo phong thủy 

Người xưa có câu: nhà cao cửa rộng để nói rằng kích thước cổng rất quan trọng. Nó cần phải tương thích với kích thước nhà, cân đối, đạt tính thẩm mỹ và tuân theo kích thước lỗ ban khi thiết kế cổng. 

Khi thiết kế cổng nhà theo phong thủy cũng dựa vào thời tiết địa hình

Kích thước lỗ ban là cách để đo kích thước cổng về chiều cao, chiều rộng cổng nhà. Điều này vừa giúp mang tới may mắn cho gia chủ vừa giúp cổng đẹp hơn. 

Hiện nay có hai loại kích thước được dùng là kích thước lỗ ban 42,9cm với 39cm (thước cuộn rút ) và thước lỗ ban 52cm. Tương ứng với các loại cửa kích thước cổng cũng không giống nhau. 

2.4.1 Cổng nhà một cánh cửa 

Cổng một cánh cửa là  phổ biến nhất, kích thước cổng nhà theo lỗ ban cửa cổng này là 81cm x 212cm. Chiều rộng là 81cm tương đương với 0.81m, chiều cao là 212cm tương đương với 2,12m. 

2.4.2 Cổng nhà có hai cánh lệch nhau: 

Cổng nhà làm cửa 2 cánh lệch có thể do yêu cầu về mặt kiến trúc, kích thước làm cửa bị lệch. 

Kích thước cổng nhà theo hai lỗ ban 2 cánh là:   

  • Chiều rộng và chiều cao cổng lần lượt là 109cm x 212cm. Kích thước chiều rộng chia hai cánh là 69cm + 40cm. 
  • Chiều rộng và chiều cao cổng lần lượt là 126cm x 212cm. Kích thước chiều rộng chia hai cánh là 81cm + 45cm. 

2.4.3 Cổng nhà có hai cánh cân bằng nhau 

Cổng nhà có hai cổng cân bằng nhau là cổng được nhiều người sử dụng. Với các kích thước cửa cổng và chiều rộng cổng nhà lần lượt là: 109cm, 138cm, 162cm, 185cm. Kích thước chiều cao 212cm. 

Cách thiết kế cổng nhà phù hợp

 2.4.4  Cổng có bốn cánh cửa

Những gia đình dùng loại cửa này thường có mặt tiền rộng hay nhà ống với không gian gần gũi thiên nhiên. Kích thước chiều cao và chiều rộng của cổng phù hợp với 4 cánh cửa mở quay là:  

Chiều rộng cổng nhà theo phong thủy là 236cm, 255cm, 262cm, 282cm, 341cm, 360cm, chiều cao là 212cm 

3. Cách xem phong thủy phòng ngủ

Phòng ngủ phòng ngủ không chỉ là nơi nghỉ ngơi mà còn tích trữ nguồn năng lượng, ảnh hưởng tới may mắn và tài lộc của gia chủ.

Phòng ngủ là một nơi không thể thiếu trong mỗi căn nhà

3.1 Hướng cửa phòng ngủ 

Cửa phòng ngủ không thông với cửa chính: điều này không những gây bất lợi về tài vận và sức khỏe cho gia chủ mà còn báo hiệu sự không hạnh phúc lứa đôi, có kẻ thứ 3 chen vào đời sống hôn nhân. 

Nếu không gian chật hẹp bạn có thể dùng cửa giả hay bình phong chắn giữa hai cửa để hóa giải. 

  • Không đặt gương đối diện cửa phòng ngủ: đây là điều đại kỵ bởi gương có khả năng phản chiếu, thường dùng để khăn khí hại vào nhà và xua đuổi tà ma. 
  • Đặt gương như thế ở cửa phòng ngủ dễ mang hung sát, gây xung khắc. 
  • Cửa phòng ngủ đối diện cửa nhà bếp/nhà vệ sinh/ nhà tắm: nhà vệ sinh là nơi có mùi ô uế, là nơi đào thải. Do đó đặt cửa như vậy ảnh hưởng tới sức khỏe và xua đi vận khí tốt lành của căn phòng. 
  • Cửa phòng ngủ đối diện giương ngủ: điều này có thể tạo nên các xung khắc giữa luồng khí ra vào phòng, không tốt cho sức khỏe. 

3.2. Cách kê giường 

  • Không kê giường ngủ đối diện cửa chính 
  • Không kê giường sát cửa sổ, điều này làm ảnh hưởng tới nguồn năng lượng tích cực trong phòng. 
  • Không để giường không có điểm tựa: làm vậy giấc ngủ không đảm bảo, thường lo lắng, chơi vơi. 
  • Không đặt giường ngủ ở vị trí có góc nhọn: những vật sắc nhọn thường mang sát khí nên tránh để không rước vận hạn vào người. 
  • Không kê giường sát với bếp: điều này vừa ảnh hưởng tới sức khỏe bởi mùi thức ăn, dầu mỡ vừa khiến tính khí nóng nảy, dễ cáu, khó kiểm soát tính cách, công việc gặp khó khăn. 
  • Không kê giường phía dưới thanh xà ngang trần nhà: điều này có thể khiến người nằm ngủ bất an, lo lắng, thanh xà ngang cũng đè nén các nguồn năng lượng trong phòng nên chúng không lưu thông được. 
  • Không kê giường dưới chân cầu thang: cầu thang có thể đè nén vượng khí và năng lượng tích cực của bạn đồng thời khiến công danh trắc trở, khó khăn. 

3.3. Màu sắc phòng ngủ tương quan với bản mệnh 

Theo ngũ hành có tương sinh tương khắc và các màu đại diện cho bản mệnh. Nên khi muốn sơn nhà bạn cần phải xem cung, mệnh để tránh vận hạn, đón bình an, may mắn. 

Người mệnh Kim thích hợp với những căn phòng ngủ có màu trắng

  • Mệnh Kim: gia chủ thích hợp với màu xám, trắng, hay các màu thuộc mệnh Thổ như nâu đất, vàng nâu, nâu. Nhưng nên tránh các màu thuộc mệnh Hỏa như hồng, đỏ, cam,.. 
  • Mệnh Mộc: gia chủ hợp với màu xanh lục, xanh lá, có thể đan xen với màu xanh nước biển, màu đen, xanh lam. Đây là các màu thuộc hành Thủy, Thủy sinh Mộc, tránh dùng màu hành Kim. 
  • Mệnh Thủy: Gia chủ nên sơn màu xanh nước biển, màu xanh lam kết hợp màu đen. Ngoài ra có thể dùng màu hành Kim như trắng, vàng, màu ánh kim. Tránh dùng màu hành Thổ như vàng nâu, vàng sẫm, nâu,.. 
  • Mệnh Hỏa: Gia chủ nên dùng màu hồng, đỏ, cam, tím,… Ngoài ra có thể chọn màu xanh lá cây đây là màu thuộc hành Mộc mà Mộc sinh Hỏa tránh các màu hành Thủy nhé. 
  •  Mệnh Thổ: Gia chủ có thể sơn màu vàng nâu, màu nâu, vàng sẫm làm màu chủ đạo. Ngoài ra có thể kết hợp với màu hành Hỏa như cam, hồng, đỏ bởi Hỏa sinh Thổ. Tránh dùng màu thuộc hành Thủy như xanh nước biển, xanh lam.

4. Cách xem phong thủy nhà bếp

 Bố trí bếp ăn đúng phong thủy có thể giúp gia chủ “ tiền vào như nước” nhưng nếu phạm kỵ dễ bất hòa, mâu thuẫn. 

4.1 Cách xác định hướng bếp 

Hướng bếp là hướng ngược với  người đứng đun nấu. Nếu người nấu quay mặt về hướng Đông, quay lưng về hướng Tây thì hướng bếp là hướng Tây. 

Nhà bếp là một phần của tam giác phong thủy quan trọng

Bếp là nơi có lửa tạo nhiệt cho nấu nướng nên thuộc hành Hỏa. Thế nhưng trong bếp cũng có Thủy nên đặt hướng bếp có thể theo hướng Đông nam hay Đông. Đây là hai hướng hành Mộc, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa. Đặt bếp theo hướng này mang tới điều tốt cho gia chủ. 

Nhiều người không chọn hướng Tây, Nam là hướng bếp bởi hướng Tây là Kim bị Hỏa Khắc. Mặt trời lặn hướng Tây tạo ra ánh nắng gắt xiên vào bếp làm không khí oi bức, người nội trợ khó chịu. Hướng Nam thuộc hành Hỏa sẽ tạo nên lửa lớn dễ khiến mọi người nóng tính không tốt cho tài lộc của gia đình.                                       

Hướng bếp cũng cùng hướng nhà, nếu nhà hướng Bắc mà bếp hướng Nam có thể tạo nên đối nghịch, không tốt cho gia chủ. 

4.2 Vị trí đặt bếp theo phong thủy 

Vị trí đặt bếp cũng cần phong thủy, người xưa nói tọa hung hướng cát. Tức là đặt nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về hướng tốt để mang may mắn tới cho gia chủ.  

Vị trí đặt bếp trong nhà cũng rất cần yếu tố phong thủy

Cách đặt bếp trong nhà nên chọn góc nhà nhưng đừng đặt ở góc nhọn. Không gian bếp tại góc này ngột ngạt, ảnh hưởng tính cách con người. Bếp đặt chéo góc làm ngăn cản năng lượng tốt, nên tránh. 

Có quan niệm cho rằng tàng phong tụ khí tức là đặt bếp ở nơi khuất gió để tụ khí, tốt cho nấu nướng. Vì thế nên tránh đặt bếp nhìn ra cửa chính hay trên bếp có cửa sổ. Gió nhiều vừa khó giữ lửa vừa không tốt về phong thủy, thổi bay tài lộc, tiền bạc của gia chủ. 

4. 3 Màu sắc nhà bếp 

Màu sắc không những tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới cảm xúc của các thành viên trong gia đình. Bước vào không gian bếp với màu sắc tạo điểm nhấn cho không gian. 

Nên sơn nhà bếp theo các màu sơn thuộc hành Mộc như xanh rêu, xanh lá,… Gam màu này không những nhẹ nhàng, mềm mại mà đầy sức sống. Ngoài xanh màu trắng cũng rất tốt cho bạn vừa sạch sẽ gọn gàng vừa dễ chọn nội thất. Bạn có thể chọn màu xanh hay trắng kết hợp. 

Ngoài hai màu này có thể chọn màu nâu thể hiện sự ổn định, bền vững mang tới sự ấm áp và sung túc cho nhà bếp. Tuy nhiên tránh kết hợp màu đỏ với màu xanh biển vì hai màu này là hành Thủy và hành Hỏa dễ thể hiện sự nóng giận, dễ gây bực bội cho gia chủ. 

4.4 Nội thất nhà bếp 

Tủ lạnh và bồn nước rất cần cho bếp nhưng tủ lạnh thuộc hành Kim, bồn nước thuộc hành Thủy. Mà bếp thuộc hành Hỏa nên vừa khắc Kim vừa không hợp Thủy. Do đó bạn tránh để các thiết bị này gần nhau. Tốt nhất nên để chúng theo hình tam giác. 

Nên ưu tiên chất liệu gỗ sẽ là tốt nhất cho phong thủy căn bếp

Tủ bếp, đồ dùng nhà bếp, kệ bếp nên ưu tiên chất liệu gỗ sẽ tốt cho phong thủy. Vì Mộc sinh Hỏa giúp bếp ấm cúng và sung túc.  

4.5. Phong thủy nhà bếp theo bản mệnh Ngũ hành 

Để giúp không gian nhà bếp thoáng mát, gọn gàng, sạch sẽ, mang tới thịnh vượng, may mắn thì việc bố trí bếp theo bản mệnh rất thích hợp 

4.5.1 Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Kim 

Gia chủ mệnh Kim hợp với màu bạc, nâu, trắng, vàng. Không gian có màu sắc này mang tới may mắn, tài lộc cho gia chủ. Có thể dùng chất liệu đồng, bạc, sắt, thép, thủy tinh để thúc đẩy sự lưu thông không khí trong bếp. 

Để nhà bếp gọn gàng nên chọn bàn ghế hình bầu dục, hình tròn. Không những giúp không gian tinh tế mà các thành viên tụ họp, hòa thuận với nhau.  Không gian nhà bếp thường có mùi khó chịu nên bạn có thể đặt cây xanh như kim bách hợp, ngọc lan, kim ngân để điều hòa không khí, tốt cho phong thủy nhà bếp.                          

4.5.2 Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Mộc 

Gia chủ nên chọn màu xanh nước biển, xanh lá, đen, vàng nhạt để tạo  nét tươi tắn và sinh khí thịnh vượng. 

Chất liệu nhà bếp nên có nguồn gốc từ tre, gỗ, giấy hay các vật dụng có hoa văn, cây lá để có cảm giác thân thiện và ấm cúng cho không gian.  Tránh để các đồ vật kim loại trong bếp vì Kim khắc Mộc không tốt. 

4.5.3 Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Thủy 

 Gia chủ hợp với màu xanh, đen, khi chọn vật trang trí nhà bếp nên dùng gỗ, kim loại, thủy tinh để tăng tính thẩm mỹ. Đặc biệt nên tránh dùng màu vàng, nâu, đỏ vì các màu này kiêng kỵ với gia chủ mệnh Thủy. 

 4. 5.4 Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Hỏa 

Gia chủ hợp với màu cam, đỏ, hồng, xanh lá, tím. Do đó khi trang trí nên chọn các chi tiết trang trí nhỏ vì các gam màu này sặc sỡ dễ rối mắt. 

Nội thát nhà bếp nên chọn chất liệu gỗ. Để tạo nên sự cân bằng trong cách sắp xếp bạn có thể kết hợp với kính, gương để nhận về sự may mắn. 

 4.5.5 Phong thủy nhà bếp gia chủ mệnh Thổ 

Gia chủ hợp với màu nâu, vàng đất, vàng nhạt, .. tránh dùng màu xanh lam, xanh lá. Màu sắc cần kết hợp hài hòa với hình khối tủ bếp, vật dụng để tạo nên không gian ấm cúng. 

Chất liệu phù hợp là kim loại và cẩm thạch, tránh dùng nhiều đồ gỗ trang trí vì Mộc khắc Thổ dễ mang tới điều không may.                  

5. Cách xem phong thủy cầu thang

Nguyên tắc thiết kế cầu thang hợp phong thủy gồm có: 

5.1 Không dùng cầu thang xoắn quanh cột 

 Đây là kiến trúc độc đáo nhưng có thể tạo ra luồng khí xoắn quanh cột khiến dương khí xoắn lại gây hại cho gia chủ và người nam trong nhà.  

Không nên xây bâc cầu thang lên xuống hở

Căn cứ vào vị trí cầu thang với các phương vị của nhà mà hại gia chủ hoặc các thành viên khác trong nhà như sau: (Càn – Cha), (Khảm – Trung nam), (Chấn – Trưởng Nam), (Cấn – Thiếu nam), (Khôn – Mẹ), ( Ly – Trung nữ), (Tốn – Trưởng nữ), (Đoài – con út). 

 Vị trí xoắn cầu thang ở gần phòng làm việc hay phòng ngủ của ai thì hung khí của người ấy càng lớn. 

5.2 Không xây bâc cầu thang lên xuống hở 

 Đây là loại cầu thanh không được thoái khí và cần đảm bảo cả dẫn và chứa khí. Hai bên cầu thanh cần có thành cầu thang đẻ che chắn và tránh nguy hiểm. Các loại cầu thanh hiện đại như xương cá hay không có thành chắn đều nên tránh vì dễ thoát hết khí. 

5.3 Tránh đặt cầu thang giữa nhà 

 Phong thủy ngôi nhà thường có 9 cung, trong đó phần giữa là trung cung đặc biệt cấm đặt cầu thang ở vị trí này. Trung cung là hành Thổ sẽ bị cầu thang- hành Mộc khắc với nhau. 

5.4 Không xây nhà vệ sinh ở gầm cầu thang 

Vị trí đặt cầu thang cũng rất quan trọng

 Cầu thang thường đặt ở vị trí tốt để hút dương khí, vận chuyển các luồng khí tốt xấu lên tầng. Tuy nhiên nếu để nhà vệ sinh ở gầm cầu thang thì vô tình làm mất đi cái tốt của cầu thang. Bởi nhà vệ sinh trong vài trường hợp dùng để trấn yểm các vùng khí xấu như Đại sát, Thiên Hình,… 

5.5 Vị trí đặt cầu thang 

Đừng thiết kế không gian gì dưới cầu thang

Nếu như cầu thang đặt ở đầu hành lang tầng 1, lên tầng 2-3 thì cầu thanh đặt ở cuối hành lang hay vị trí khác. Như vậy không tốt làm cho khí trường bị đứt đoạn không thuông suốt. 

6. Cách xem phong thủy nhà vệ sinh

Dù là công trình phụ nhưng nhà vệ sinh có vai trò quan trọng với mỗi ngôi nhà. Do đó phong thủy  nhà vệ sinh có thể ảnh hưởng tới tinh thần và sự nghiệp của gia chủ.

6.1 Hướng đặt nhà vệ sinh

Theo nguyên tắc phong thủy nhà vệ sinh nên đặt ở các hướng xấu để nhìn ra hướng tốt. Tránh đặt hướng cát tường sẽ ảnh hưởng xấu tới gia mạng, may mắn và sức khỏe. Để nhà vệ sinh át được các điều không may nên đặt ở hướng Đông và hướng Tây Bắc để mang tới sức khỏe và may mắn.

Phong thủy nhà vệ sinh không thể bỏ qua

Khi đặt nhà vệ sinh cần tránh:  

  • Không đặt nhà vệ sinh ở hướng Đông Bắc và hướng Tây Nam bởi đây là hai hướng hành Thổ mà nhà vệ sinh là hành Thủy dễ xung khắc, ảnh hưởng sức khỏe gia chủ.
  • Tránh đặt nhà vệ sinh ở hướng Nam bởi đây là hướng có hỏa khí nặng
  • Không đặt hướng cửa nhà vệ sinh ở Đông Nam bởi theo quan niệm dân gian nó có thể ảnh hưởng tới sự giàu có, gây tổn thất về tài chính, khả năng tiết kiệm giảm.
  • Tránh đặt nhà vệ sinh ở khu vực trung tâm bởi có thể phát tán khí uế ảnh hưởng tới sức khỏe và tài lộc.
  • Tránh đặt hướng nhà vệ sinh đối diện với phòng bếp, cửa chính, phòng ngủ vì có thể làm tài vận của gia chủ bị suy kiệt.

6.2 Cách chọn cửa nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường có các hóa chất tẩy rửa và ẩm ướt nên việc chọn cửa cần chú ý để đảm bảo tính năng, độ bền và tính thẩm mỹ. Chọn cửa cần quan tâm cả về chất lượng, kích thước để đảm bảo an toàn, hài hòa. Kích thước cửa nhà vệ sinh theo phong thủy có 2 dạng đó là:  

Cửa nhà vệ sinh cũng rất quan trọng

  • Kích thước cửa nhỏ nhà vệ sinh là 69cm x 198 cm với chiều rộng: 69cm, chiều cao: 198cm 
  • Kích thước cửa lớn nhà vệ sinh là 81cm x 214cm, chiều rộng: 81cm, chiều cao: 214cm 

 Đây là hai kích thước phổ biến nhưng căn cứ vào điều kiện tài chính, diện tích và chiều cao nhà vệ sinh mà chọn kích thước phù hợp. Ngoài ra nhà vệ sinh cần thoáng khí nên lắp đặt cửa sổ nhỏ. Nên dùng các loại cửa sổ hình vuông và hình chữ nhật với kích thước cụ thể như:

  • Chiều cao cửa sổ: 0,62m, 0,665m, 0,675m, 0,695m 
  • Chiều rộng cửa sổ: 0,47m, 0,59m, 0,61m, 0,62m, 0,665m

6. 3. Không gian nhà vệ sinh 

Theo xu hướng hiện nay nhà vệ sinh thường được thiết kế sao cho các thiết bị cùng chung không gian. Các thiết bị nhà vệ sinh như bồn rửa tay, bồn tắm, bồn cầu được lắp đặt trong không gian nhà vệ sinh theo các quy chuẩn như: khoảng cách từ bồn tắm tới bồn rửa tay là 76cm bồn rửa tay tới bồn cầu là 38cm, khoảng cách từ bồn cầu tới bồn tắm là 38cm, bồn cầu đến tường là 53cm. Đây là khoảng cách giúp nhà vệ sinh đẹp hơn.  

Không gian nhà vệ sinh và màu sắc phù hợp

Màu sắc là yếu tố quan trọng với nhà vệ sinh, bạn có thể dùng màu lam, màu trắng bởi nó tạo nên cảm giác yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng đãng.  

Với đèn trang trí và đèn chiếu sáng của nhà vệ sinh nên ưu tiên chọn các sản phẩm có ánh sáng gần với ánh sáng tự nhiên nhất. Việc lắp đặt đèn chiếu sáng và đèn trang trí có thể giúp người dùng cảm thấy an toàn và dễ chịu.

  Bạn có thể chọn một chậu cây nhỏ đặt trong nhà vệ sinh để không gian đẹp mắt hơn. Việc đặt chậu câu không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn điều hòa không khí. Một số loại cây có thể dùng đến là cây nha đam, cây lưỡi hổ, cây lan ý, cây dây nhện,..  

Ánh sáng nhà vệ sinh phù hợp

Nên thiết kế nền nhà vệ sinh có độ dốc để nước thoát nhanh, nên chọn vật liệu sàn ít trơn, dễ vệ sinh.  Bạn cũng nên chuẩn bị một chiếc thảm ở trước cửa nhà vệ sinh để lau khô chân, tránh bị ngã.  

Gương là vật phẩm có tác dụng phong thủy tốt, gương trong nhà vệ sinh có thể giúp phản khí bẩn và làm đẹp cho nhà vệ sinh. Không nên chọn gương có kích thước nhỏ, nên chọn gương lớn để phản xạ tốt và giúp không gian rộng hơn.  

7. Cách xem phong thủy phòng khách

Phòng khách là gương mặt của mỗi gia đình nên cần chú ý tới các vấn đề sau đây:

7.1. Màu sắc của phòng khách 

Nên chọn gam màu sáng và trang nhã làm chủ đạo, điều này giúp không gian thoáng hơn, hiện đại mà không nhàm chán. Bạn có thể tạo điểm nhấn bằng các màu sắc đậm nhạt linh động. Một số gia chủ cá tính thích chọn các gam màu tương phản.

Phòng khách đẹp và tinh tế

Ngoài ra thay vì sơn tường bạn cũng có thể dùng giấy dán tường với hình ảnh thiên nhiên hay 3D tạo chiều sâu, điều này giúp phòng khách trở nên rộng rãi hơn.

 7.2. Bộ sofa hoặc bàn ghế 

 Sofa được nhiều gia chủ ưu tiên sử dụng bởi sang trọng và lịch sự. Nếu như phòng khách nhà bạn rộng rãi thì bộ sofa là lý tưởng. Thế nhưng nếu phòng khách nhỏ thì bộ sofa sẽ chiếm hết chỗ làm phòng khách càng chật hẹp hơn. Lúc này bạn nên dùng bàn ghế thích hợp hơn.

Treo tranh cũng cần lưu ý

  Ngoài sofa truyền thống hiện nay nhiều gia đình ưa chuộng sofa dạng L. Một góc áp sát vào tường phần còn lại tạo ra vách ngăn phân chia không gian rất lịch sự. Tuy nhiên bộ sofa hoàn chỉnh tượng trưng cho sự đủ đầy bạn đừng vì tiết kiệm tiền hay diện tích mà bỏ bớt phụ kiện nhé.

7.3 Tranh ảnh treo tường  

Tranh phong thuỷ có thể giúp phòng khách nhà bạn sáng hơn, tinh tế hơn. Thế nhưng bạn cũng cần lưu ý:

Tạo điểm nhấn trên nền trắng

  • Chọn tranh cùng phong cách: với phòng khách hiện đại nên chọn tranh trang nhã. Nếu cổ điển thì nên chọn tranh sơn dầu hay sơn mài…
  • Nên treo tranh với số lượng vừa phải, quá nhiều sẽ rối và kém tinh tế
  • Màu sắc phải phù hợp với màu tổng thể của không gian. Tránh chọn màu tăm tối hay xám xịt ảnh hưởng không tốt tới tâm trạng của mọi người
  •  Tranh treo phòng khách nên có đủ bộ: Ví dụ bộ tranh mai - lan - trúc - cúc, bộ tranh về hoa,.. 
  • Nếu chọn tranh sơn thuỷ cần lưu ý hướng chảy vào trong nhà mới hút tài lộc.
  • Không treo ảnh thú dữ, hạn chế treo tranh cùng tuổi gia chủ, có thể treo tranh tương sinh với tuổi.
  • Bạn cũng có thể treo gương ở phòng khách để có không gian thoáng rộng hơn. Thế nhưng cần quan tâm đến cách đặt gương đúng phong thuỷ để hút tài lộc.

Ngoài ra bạn cũng có thể treo gương trong phòng khách để tạo không gian rộng thoáng hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần quan tâm về cách đặt gương đúng phong thủy để thu hút tài lộc. 

Tranh phong thủy

Hy vọng rằng với những thông tin về phong thủy nhà ở mà chúng tôi giới thiệu trên đây có thể giúp các bạn hình dung rõ hơn về cách trang hoàng tổ ấm của mình sao cho vừa đẹp mắt lại thu hút được tài lộc, may mắn. 

>> Quý khách xem thêm: Vật phẩm phong thủy