Trang chủ

Tôn lợp mái

Thép

Vật liệu

Xi măng

Nhà thầu

Phong thủy

Tư vấn

Bao bì

Kinh doanh

Thú cưng

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 13/09/2024 |

Kinh nghiệm nuôi chó Alaska - Cách phân biệt chó Alaska và Husky

5.0/5 (1 votes)

Nhiều người hiện nay có sở thích nuôi chó Alaska, đây là giống chó được nhiều người ưa thích lựa chọn nuôi ở nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy việc mua một chú chó Alaska Malamute về nuôi không hề quá khó khăn thế nhưng nếu bạn không có kinh nghiệm nuôi chó Alaska bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều đó. Bài viết dưới đây ngoài việc chia sẻ về nội dung này sẽ giúp bạn phân biệt chó Alaska với chó Husky.

Kinh nghiệm nuôi chó Alaska

1. Lưu ý khi nuôi chó Alaska bạn nên biết

Để nuôi một chú chó Alaska được phát triển tốt nhất thì bạn cần có được những kiến thức hữu  ích dưới đây. Dogs Mom, xin được chia sẽ với bạn đọc những thông tin quan trọng về cách chăm sóc chó Alaska.

Vệ sinh cho chó Alaska rất quan trọng

1.1. Đặc trưng khí hậu

Nếu như bạn đang muốn tìm một chú chó Alaska lông dày đáng yêu thì hẳn bạn biết rằng chúng đến từ xứ sở Bắc Cực lạnh giá. Điều kiện sống ở đây khắc nghiệt tới mức nhiệt độ có thể là -10 độ C. So với một quốc gia cận nhiệt đới như nước ta với cái nóng hơn 30 độ có thể làm Alaska sốc nhiệt, nhất là những chú cún mới được nhập khẩu về.

  • Bộ lông dày giúp chúng đáng yêu hơn nhưng cũng chính là nhược điểm lớn nhất với khí hậu nắng nóng. Chúng vừa bị rụng lông vừa dễ vón cục ảnh hưởng tới vẻ đẹp.
  • Để khắc phục vấn đề này bạn nên đặt chuồng cún ở nơi mát mẻ, đặt cún ở phòng điều hòa khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn 35 độ. Ngoài ra đừng để chúng đi ra ngoài khi thời tiết nóng bức bởi gan bàn chân của chúng dễ bị khô khiến việc thoát nhiệt khó khăn hơn.
  • Tắm gội thường xuyên để giải nhiệt cho cún. Nếu thời tiết không quá nóng bức thì 3-4 tháng bạn tắm cho chúng một lần cũng được
  • Bạn nên cắt tỉa lông cho chó Alaska thường xuyên để giúp cún dễ chịu hơn dưới thời tiết nóng nực.
  • Nếu nuôi cún nhập khẩu từ châu Âu về nên tránh mùa hè để Alaska không bị sốc nhiệt

1.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Muốn cún phát triển toàn diện nhiều người chia sẻ kinh nghiệm nuôi chó Alaska là chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Chúng có hệ tiêu hóa kém nên hay mắc bệnh ở cơ quan này.

Cần hết sức lưu ý tới chế độ ăn của cún con

Trước  tiên cần cung cấp chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày đầy đủ các chất như: canxi, protein, chất béo, chất xơ, khoáng chất, vitamin. Căn cứ vào độ tuổi cũng như khẩu phần ăn của cún khác nhau mà đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng riêng. Cụ thể:

  • Đối với Alaska từ 1 tới 2 tháng tuổi nên cho ăn thành nhiều bữa, nên chọn các món mềm như cháo, cơm nhão, với những món khó nhai thì nên xay nhuyễn rồi mới cho chúng ăn. Đừng quên cho Alaska uống sữa.
  • Đối với Alaska từ 3 đến 6 tháng tuổi:  nên cho chúng ăn rau, trứng, thịt, trộn với cơm để đảm bảo chất dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng. Lúc này không cần xay mà để nguyên thức ăn để luyện cơ hàm và nhai
  • Đối với Alaska từ 6 tháng tuổi trở lên: Nên bổ sung thêm canxi, protein vào khẩu phần ăn cho Alaska để chúng phát triển hơn về cơ bắp và xương. Nếu có điều kiện hãy thường xuyên cho chúng ăn thịt bò. Đừng cho chúng ăn nhiều thịt bò sống dễ mắc bệnh tiêu hóa.

>> Xem thêm: Thức ăn chó Alaska

1.3. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Kinh nghiệm nuôi chó Alaska là bạn cần giữ chỗ ở và khay nước của chúng luôn sạch sẽ. Cần vệ sinh kỹ, tránh vi khuẩn lây lan làm ảnh hưởng tới sức khỏe cún. Bạn có thể tắm rửa cho Alaska để đảm bảo vẻ đẹp và sức khỏe cho chúng. Lúc tắm nên để ý kẽ nách, lỗ tai, kẽ chân. Sau khi tắm cần sấy khô lông tránh lông ẩm có mùi khó chịu. Đừng tắm thường xuyên mà 1-2 tuần mới tắm 1 lần.

 

Vệ sinh sạch để cún khỏe mạnh và xinh xắn

 Nếu như lông chúng bẩn nhẹ bạn chỉ cần dùng khăn ướt lau mà không cần tắm. Chú ý vệ sinh để chúng không bị ký sinh như bọ chét, ve chó, rận. Các loại ký sinh này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của Alaska hay làm vóc sáng sụt giảm. Nếu có nhiều thời gian bạn cũng có thể đánh răng cho chúng.

1.4. Rèn luyện thói quen vận động

Alaska rất thích vận động nên cần cho chúng một không gian sống rộng rãi, có sân vườn để chúng chạy nhảy. Từ 6 tháng trở đi nên để chúng tập các bài phát triển cơ bắp.

  •  Nhà ở Việt Nam thường có sàn trơn nên dễ làm Alaska bị bè chân, vóc dáng không chuẩn. Do đó bạn nên để chúng tập chạy bền, kéo vật nặng, đi bơi khoảng 30 phút mỗi ngày để có được vóc dáng hoàn thiện nhất.
  • Nếu bạn chọn nuôi một chú cún Alaska Giant mà muốn cún phát triển vóc dáng thì bạn cần đưa chúng  đến các trại huấn luyện chuyên nghiệp bởi nó cần những bài tập chuyên môn và tốn thời gian.
  • Giống như con người nếu nhốt quá lâu Alaska sẽ thấy bực bội, cáu gắt hay tù túng do đó cần đưa nó đi ra ngoài dạo chơi mỗi ngày.

1.5. Kiểm tra y tế thường xuyên

Bạn nên đưa cún đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ở các trạm thú y. Với những chú cún nhỏ từ 2-4 tháng tuổi cần kiểm tra thường xuyên hơn bởi đề kháng kém nên chúng dễ mắc bệnh tiêu hóa.   

Ngoài ra đừng quên tiêm phòng cho cún để tránh các bệnh nguy hiểm như bệnh dại, care, Parvo,… Hàng tháng bạn cũng nên cho chúng sổ giun sán đều đặn nhé. 

2. Cách phân biệt chó Alaska và Husky

Cả chó Alaska và chó Husky đều khá giống loài chó sói Bắc Cực ở Siberia, Nga. Thế nhưng từ hàng nghìn năm trước Alaska đã tới bang Alaska của Mỹ và được thuần hóa bởi bộ lạc Malamute. Vậy cách phân biệt chó Alaska và Husky như thế nào?

Mặc dù có chung nguồn gốc nhưng môi trường sống khác nhau khiến chúng có nhiều điểm khác nhau như:


2.1 Chiều cao, cân nặng chó Alaska và Husky

Alaska có thân hình vạm vỡ hơn Husky nhờ được thuần hóa bởi những người Eskimo. Họ cũng lao tạo cho ra giống chó to khỏe phục vụ kéo xe.  Ví dụ Alaska Giant có chiều cao tới 70cm và nặng tới 80kg khi chúng trưởng thành. Thế nhưng Husky nhỏ nhắn và thanh thoát hơn nhiều chỉ cao khoảng  từ 50-55cm và nặng từ 25-35kg.

2.2. Đuôi của chó Alaska và Husky 

Chó Alaska thường có thói quen để đuôi cong lên trên lưng, lông đuôi của nó giúp thích nghi với môi trường lạnh lẽo ở Bắc Mỹ nên dài, dày và xù xì. Thế nhưng đuôi Husky thường buông thõng xuống khi đi lại, chỉ cong lên khi chúng vẫy đuôi. Lông đuôi của Husky trông mượt và ngắn hơn của chó Alaska.

2.3. Lông của chó Alaska và Husky

Chó Alaska và Husky có các màu lông khá giống nhau như nâu đỏ, xám trắng, đen trắng, hồng phấn. Điểm khác biệt là lông Alaska thường dài và dày hơn. Husky có bộ lông mềm mượt và ngắn nên dễ nuôi ở các nước nhiệt đới như Việt Nam hơn Alaska.

2.4. Đôi mắt của chó Alaska và Husky

Husky có đôi mắt hình quả hạnh và hơi xếch lên khá cân đối với khuôn mặt. Những chú chó Alaska thuần chủng chỉ có màu đen hay nâu. Do đó những chú chó Alaska mà có hai màu mắt đều không được AKC công nhận là thuần chủng. Husky thì khác, chúng có màu mắt đa dạng hơn như xanh lá cây, xanh biển, xanh da trời, màu nâu, màu hổ phách. Có những con có mắt 2 màu nửa xanh nửa nâu nhưng rất ít.

2.5. Đầu và mặt của chó Alaska và Husky

Đầu của chó Alaska thường to và bành ra với lông xù ở xung quanh ngược lại Husky trông gầy hơn, mõm dài hơn. Alaska trông dữ dằn hơn còn Husky hiền lành hơn với nụ cười thân thiện ngay cả khi chúng ngậm miệng.

2.6. Tính cách khác biệt của Alaska và Husky

Chó Alaska có vẻ ngoài dữ dằn nhưng rất thân thiện và dễ huấn luyện hơn Husky. Trải qua nhiều thế hệ người Eskimo lai tạo Alaska được thuần hóa để kéo xe nên không còn hoang dã nữa. Husky ngược lại ương ngạnh và khó bảo hơn, thường phá phách, đuổi theo vật nuôi nhỏ hơn, cắn xé đồ đạc trong nhà. Husky cũng được đánh giá là thông minh hơn Alaska.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các bạn hiểu thêm về kinh nghiệm nuôi chó Alaska cũng như cách phân biệt chó Alaska và Husky. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ qua 0946749355 để được tư vấn cụ thể nhé.

>> Quý bạn đọc xem thêm: Các giống chó Alaska

3. Nụ cười chó Alaska

Nụ cười của những chú chó Alaska đem đến cho những ai nuôi giống Alaska cảm thấy hạnh phúc và sản khoái hơn. Dogs mom xin được chia sẽ với các bạn những nụ cưới chó Alaska, giúp bạn cảm thấy đáng yêu hơn.

>> Quý khách xem thêm: Chó Shiba cười

TIN TỨC LIÊN QUAN